Nguyên tắc của tâm vốn có là không vững tâm. Tâm của ta giống con khỉ, lúc nó nhảy cành này, lúc nhảy cành kia.

Bản chất của thiền là để tịnh tâm, nhưng những người mới ngồi thiền thì đều không thể tịnh tâm. Cứ định được vài giây thì tâm trí sẽ khởi lên những suy nghĩ về cuộc sống về những sự việc xảy ra,…. Đó là bản chất của tâm. Tâm vốn là một thứ luôn luôn phóng đi, nó là một thứ động. Làm chủ tâm là một quá trình vô cùng gian khổ và khó khăn. Người ta thường làm chủ tâm bằng cách ngồi thiền, chánh niệm tức là quan sát. Làm chủ tâm tức là đối mặt với sự khó khăn nguyên thể của tâm là động.

Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy sự phân tán, nếu các vị thiền sư có thể ngồi trong một cánh rừng yên tĩnh, cách biệt với sự ồn ào của chốn đô thị thì chúng ta không được điều đó.

Ta dại, ta về nơi vắng vẻ. Người khôn, người đến chốn lao xao.

Lúc tắc đường là lúc ta bị thử thách tâm ghê gớm. Khi chúng ta bức xúc, chánh niệm sẽ nhắc nhở ta rằng “M ơi, m đang bon chen đấy nhé”.

Cách định tâm ở đây là phải có năng lực tách mình khỏi cảm xúc và dùng lý trí kiểm soát cảm xúc.

Ví dụ khi mình đang vui thay vì nói “Tôi đang vui” thì nói “Tôi biết tôi đang vui”. Khi nói “Tôi đang vui” là đồng nhất mình với sự vui. Còn khi nói “Tôi biết tôi đang vui” là tách mình khỏi tôi để quan sát sự vui trong tôi.

Tách mình khỏi mình để quan sát các trạng thái trong mình (vui, buồn, khổ đau,…) người ta gọi đó là chánh niệm.

Việc quan sát rất cần thiết để điều chỉnh các trạng thái của nó, để các trạng thái ko bị đẩy lên đỉnh cực hay vực thẳm của nó.